1. Trách nhiệm của Nhà nước trong điều
tra cơ bản tài nguyên nước (Điều 10 Luật Tài nguyên nước)
1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước phải
được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí cho điều tra cơ bản tài
nguyên nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức
lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
3. Căn cứ quy hoạch tổng thể điều tra
cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức xây dựng
kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước của mình.
2. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản
tài nguyên nước (Khoản 2 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật
có liên quan đến quy hoạch)
1. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản
tài nguyên nước là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Việc lập quy
hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước phải bảo đảm các yêu cầu sau
đây:
a) Đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể
quốc gia, quy hoạch vùng, chiến lược tài nguyên nước;
b) Làm căn cứ cho hoạt động điều tra
cơ bản tài nguyên nước.
2. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản
tài nguyên nước bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược tài nguyên nước;
b) Quy hoạch cao hơn;
c) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng
thể điều tra cơ bản tài nguyên nước thời kỳ trước.
3. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản
tài nguyên nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về thông tin,
số liệu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên cả nước;
b) Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện
điều tra cơ bản hoặc kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài
nguyên nước thời kỳ trước;
c) Xác định các hoạt động điều tra cơ
bản tài nguyên nước cần tiến hành đối với các lưu vực sông, các vùng, các nguồn
nước được thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trong thời kỳ quy hoạch;
d) Xác định thứ tự ưu tiên các hoạt động
điều tra cơ bản được xác định tại điểm c khoản này;
đ) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và
tiến độ thực hiện.
4. Thời kỳ quy hoạch tổng thể điều
tra cơ bản tài nguyên nước là 10 năm, tầm nhìn là 20 năm.”.
3. Hoạt động điều tra cơ bản tài
nguyên nước (Điều 12 Luật tài nguyên nước)
1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước
bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05
năm một lần;
c) Điều tra hiện trạng khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước;
d) Xây dựng và duy trì hệ thống mạng
quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh
báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác
do nước gây ra;
e) Xây dựng và duy trì hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;
g) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước
quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực.
2. Nội dung hoạt động điều tra, đánh
giá tài nguyên nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông,
bản đồ đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá và các vùng biển;
b) Lập bản đồ địa chất thủy văn cho
các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước;
c) Đánh giá số lượng và chất lượng
các nguồn nước; tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
d) Lập bản đồ tài nguyên nước, bản đồ
phân vùng chất lượng nguồn nước, các bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước;
đ) Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy
thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước dưới đất, ô nhiễm nước biển;
phân loại nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
e) Xác định khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
g) Xác định dòng chảy tối thiểu trong
sông, ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, khu
vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước;
h) Đánh giá, cảnh báo, dự báo tác động
của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, diễn biến bất thường về số lượng,
chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra;
i) Xác định khả năng bổ sung nhân tạo
nước dưới đất.
4. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản
tài nguyên nước (Điều 13 Luật tài nguyên nước)
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản
tài nguyên nước của cả nước;
b) Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản
tài nguyên nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Lập, công bố báo cáo tài nguyên nước
quốc gia định kỳ 05 năm một lần, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước hằng năm.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, lập báo
cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường
để tổng hợp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của
Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
4. Việc thực hiện điều tra cơ bản về
tài nguyên nước phải do đơn vị có đủ điều kiện về năng lực theo quy định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc điều
tra cơ bản tài nguyên nước.
5. Trách nhiệm thực hiện điều tra,
đánh giá tài nguyên nước (Điều 6 Nghị định 201/2013/NĐ-CP)
Trách nhiệm thực hiện các nội dung điều
tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật tài nguyên
nước được quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức
thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên
quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên
nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh,
nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài
nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi kết quả về Bộ
Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
6. Điều tra hiện trạng khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (Điều 8 Nghị định
201/2013/NĐ-CP)
1. Trách nhiệm điều tra hiện trạng
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:
a) Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của
ngành, lĩnh vực gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức
điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối
với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực
sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh,
nguồn nước trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông nội tỉnh,
trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định nội dung, biểu mẫu điều tra, nội dung báo cáo và trình tự thực hiện điều
tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước